Hình Đồ

Chương 78: Tửu thần Đỗ Lăng




Tống tử hình thành vào thời kỳ đầu ở Chiến Quốc, vốn thuộc khu vực cai
quản của nước Trung Sơn. Sau này quy về Cố Triệu, năm Tần Vương Chính
thứ hai mươi cuối cùng bị Tần chiếm đóng.

Nói một cách chính xác, Tống tử là một thị trấn. Dài khoảng ba trăm trượng, rộng chừng hai trăm bốn mươi trượng, xung quanh đất đai phì nhiêu, thậm chí sự phồn
hoa của nó cũng không thua kém quốc đô Hàm Đan. Song Hàm Đan giờ đây
trải qua trận tàn sát của quân Tần nên sớm đã không còn náo nhiệt phồn
hoa như trước kia. Chính điều này lại khiến cho Tống tử trở thành vùng
đất phồn hoa bậc nhất Bình thường mà nói một thị trấn nhỏ dân số có thể
có khoảng một hai nghìn hộ, vượt qua vạn người thì vô cùng khó lường
rồi.

Nhưng tình hình của Tống tử lại không như vậy, sáu
nghìn hộ, dân số tập trung ở đây vượt quá ba vạn người nhưng lại không
được coi là trung tâm thành thị. Thậm chí so với huyện Cức Bồ cách Tống
tử không xa (nay là huyện Hà Bắc) tổng dân số không nhiều, có thể được
coi là một một ngoại khu ngoài thị trấn.

Vì vấn đề của Tống tử mà thừa tướng Vương Quán và triều đình Úy Ly Tư vẫn còn nảy sinh bất đồng.

Có nên sắp xếp quan viên ở Tống tử hay không? Cũng vì thái độ không hợp
tác của nhân sĩ sáu nước mà khiến cho tình trạng quan lại tần Quốc hiện
lên vô cùng khốn khó. Quan lại có thể phái đến các huyện đều giật gấu vá vai thì khỏi cần nói việc ở Tống tử bố trí một vị quan, dựa vào hiện
trạng Tần quốc mà nói thì quả là việc lãng phí. Nhưng vẫn đề lại ở chỗ
dân số của Tống tử quá đông, hơn nữa dân cư di cư Cố Yến Cổ Triệu lại
không thể không phòng.

Sau khi trải qua quá trình tranh luận kịch liệt, cuối cùng Tống tử cũng được đề xuất là huyện chế, hơn nữa từ thời phải tuyển chọn quan viên từ trong lão Tần Nhân.

Huyền úy Tống tử họ Từ là người Nhạc Dương, mọi người đều gọi ông ta là Từ Công.

Từ Công đã bốn mươi có lẻ, người gầy nhỏ bé, đôi mắt tam giác, lòng trắng
đùng đục khiến người khác có một cảm giác nhầm lẫn. Đây không phải là
quan viên, nhìn giống như cụ già mặt mờ chân chậm. Nhưng cũng đừng để bị đánh lừa bởi dáng vẻ đó của ông ta. Ở Tống tử, mọi người thường ngấm
ngầm gọi ông ta là Từ Độc, hàm nghĩa của chữ độc này chắc chắn chẳng cần giải thích nhiều nữa.

Đoàn của Lưu Khám sau khi vào thành cầm ưng bài của Nhâm Hiêu cầu kiến Từ Công.

Dù sao cũng là vùng đất của người ta, muốn ở đây làm việc đầu tiên thường
phải đến bái ở cửa vào. Lễ nhiều, người cũng không trách được.

Từ Công cũng rất nhiệt tình, trong quan sở thiết đãi nồng nhiệt.

Không nên hiểu nhầm, vì Từ Công không phải thiết đãi Lưu Khám … Dù hiện tại
tước vị của Lưu Khám là Thượng Tạo, nhưng trong mắt Từ Công thì chẳng là gì cả. Từ công quan sát ưng bài của Nhâm Hiêu, đồng thời nhìn mười bình Tứ Thủy hoa điêu mà Lưu Khám mang tới Chỗ rượu này không phải là thứ có tiền cũng có thể mua được.

Cho dù là viên quan như Từ Công cũng vẫn cứ muốn thưởng thước chút diếu rượu, đây cũng là một chuyện rất khó khăn.

Về Phần Nhâm Hiêu mặc dù ở quận Tứ Thủy, cách Tống tử mười vạn tám ngàn
dặm nhưng y xuất thận thiết ưng duệ sĩ, nhất định khác biệt so với quan
viên thông thường, huống hồ Nhâm Hiêu còn có bảo kiếm của hoàng đế ban
cho, Từ Công nhiều ít cũng có nghe nói qua.copy tại banlong chấm us

Lưu Khám cầm ưng bài Nhâm Hiêu cầu kiến, nói quá một chút thì trong mức độ nào đó hắn vẫn đại diện cho Nhâm Hiêu.

Tiệc rượu vô cùng vui vẻ, Từ Công đưa ra thỉnh cầu với Lưu Khám, cũng là nhận lời:

- Loại rượu mà Nhâm đại nhân nói ta có chút ấn tượng. Ở Tống tử này chỉ
có một nơi bán loại rượu đó, nhưng cảm giác rượu lại không sánh được với loại Hoa Điêu này.

Từ Công nói xong còn cười vài tiếng Nhưng tiếng cười đó nghe ra lại giống như tiếng kêu của con vịt bị kẹt cổ, vô cùng khó nghe.

Lưu Khám nói:

- Không biết nơi nào bán loại rượu này? Tiểu tử trẻ người non dạ mới đến nơi đây, vẫn phải phiền Từ Công chỉ bảo.

Con người vẫn thường có chút lòng hư vinh Với thái độ này của Lưu Khám, Từ Công vô cùng thích thú bèn cười tủm tỉm mà nói:

- Chính là ở Dịch Thủy Lâu ở thành Nam. Lưu tiểu đệ nếu vội, ta có thể
lập tức phái người tìm chủ nhân của Dịch Thủy Lâu đến đây. Tới lúc đó đệ hỏi hắn ta thì sẽ rõ ngọn ngành thôi.

Lưu Khám vội nói:

- Sao dám để Từ Công xá giá? Cứ để tiểu tử đi là được rồi.

- Ừm, như vậy cũng tốt. Từ Hắc, lát nữa ngươi cùng Lưu tiểu đệ đi một
chuyến, tìm chủ nhân của Dịch Thủy Lâu hỏi xem.

- Vâng! Từ Hắc là người hầu của Từ Công, vốn cao lớn thô kệch, trông có chút ngang ngược.

Thế là Lưu Khám ngồi được một lúc liền cáo biệt Từ Công, sau đó nhờ sự chỉ đường của Từ Hắc mà đi về phía thành nam.

Dịch Thủy Lâu không khó tìm vì nó là tửu lầu lớn nhất Tống tử Chủ nhân của
tửu lầu là một người buôn bán hiền lành chất phác, tuổi tác khoảng chừng bốn đến năm mươi, nói năng chậm chạp.

Khi nhìn thấy Từ Hắc người chủ mặt đầy nếp nhăn ấy cười tươi như được mùa.

- Là ngài nói yến tửu rồi.

Nghe xong lời nói của Lưu Khám, chủ tiệm đáp:

- Tiểu lão cho người đem lên luôn, ngài nếm thử xem? Nhưng cảm giác vị
của loại Yến tửu này không ra sao cả. Hầu như đều là người Yến đến mới
biết thưởng thúc một chút, hơn nữa phần đa dân không hợp … chỉ là vẫn có người thích rượu này. Cho nên rượu ở chỗ tiểu lão không nhiều nhưng lại không dám thôi bán.


Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.